Polyester – Vải polyester – Ưu, nhược điểm & Ứng dụng

Polyester là một loại vải tổng hợp phổ biến được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới. Với độ bền cao, tính chất không nhăn, khả năng chống nước và dễ bảo quản, vải polyester đã trở thành lựa chọn ưu tiên trong ngành công nghiệp thời trang, đồ nội thất… Để hiểu rõ hơn về chất liệu này, đừng bỏ lỡ bài viết tổng hợp chi tiết dưới đây của chúng tôi nhé.

Polyester là gì?

Polyester là gì?
Polyester là gì?

Polyester là một loại sợi tổng tổng hợp có nguồn gốc từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là ethylene. Quá trình sản xuất polyester bao gồm việc chưng cất dầu mỏ để tách chất hydrocarbon, sau đó chuyển đổi thành monomer terephthalic acid và ethylene glycol. Hai monomer này được kết hợp lại trong một quá trình gọi là polycondensation để tạo ra sợi polyester.

Hiện nay, polyester được ứng dụng rộng rãi trong khá nhiều lĩnh vực, hầu hết các sản phẩm chúng ta sử dụng hàng ngày đều được làm từ chất liệu polyester. Điển hình như  quần áo thể thao, chăn ga gối đệm…

Nguồn gốc của polyester

Theo thống kê, polyester được tìm ra trong phòng thí nghiệm từ những năm 1930. Tuy nhiên, đến năm 1941 mới chính thức được  2 nhà hóa học người Anh John Rex Whinfield và James Tennant Dickson tập trung nghiên cứu và cho ra đời trên thị trường.

Sau đó, vào những năm 1970 Polyester được sử dụng phổ biến khi âm nhạc Disco trở thành một hiện tượng âm nhạc toàn cầu. Các thước phim quảng cáo, poster treo khắp mọi nơi miêu tả về polyester. Ngoài ra, còn có các bộ đồ suit lấp lánh, bóng bẩy, đầy nổi bật được làm từ vải Polyester.

Quy trình sản xuất vải polyester

Quy trình sản xuất vải polyester Có nhiều phương pháp khác nhau để sản xuất polyester, tùy thuộc vào loại sợi mà các nhà sản xuất mong muốn, bao gồm sợi thô, sợi xơ, sợi filament và sợi fiberfill. Dưới đây là quy trình sản xuất cơ bản:

Quy trình sản xuất vải polyester
Quy trình sản xuất vải polyester

Bước 1: Phản ứng trùng hợp

Đầu tiên, trộn hỗn hợp dimethyl terephthalate được trộn với ethylene glycol cùng với chất xúc tác. Sau đó tiến hành đun nóng ở nhiệt độ từ 50 đến 210 độ để tạo ra hợp chất có tên gọi là Monomer.

Tiếp tục cho monomer phản ứng với Axit Terephtalic và được đun nóng ở nhiệt độ 280 độ. Trong quá trình này, chất polyester bắt đầu hình thành và được đưa qua một khe để tạo thành các dải Polyester.

Xem thêm:   Top 5 công nghệ xử lý nước thải hiện đại nhất hiện nay

Bước 2: Sấy khô

Sau giai đoạn trùng hợp, sản phẩm tạo thành là các dải polyester sẽ được sấy khô và làm mát cho đến khi chất liệu trở nên giòn. Sau đó, sẽ được cắt thành nhiều mảnh nhỏ và tiếp tục sấy khô lần nữa để tạo ra sợi polyester thành phẩm với chất lượng tốt nhất.

Bước 3: Đùn sợi

Ở giai đoạn này sẽ tiến hành đun nóng chảy các mảnh polyester ở nhiệt độ 260 đến 270 độ C để tạo thành một dung dịch đặc sệt giống như siro. Sau đó, dung dịch này sẽ được đặt trong ổ phun sợi và được đùn ép qua những lỗ nhỏ với nhiều hình dạng khác nhau, thường là hình tròn.

Tùy vào mật độ lỗ trong ổ phun sẽ có kích thước sợi khác nhau. Các sợi đơn sẽ được xoắn lại với nhau. Trong quá trình đùn sợi, có thể thêm các hỗn hợp hóa chất khác nhau để khắc phục các khuyết điểm của sợi polyester, ví dụ như tính kháng khuẩn, kháng cháy…

Bước 4: Kéo sợi

Tiến hành kéo dãn mảnh Polyester với chiều dài gấp vài trăm lần so với chiều dài như lúc ban đầu khi sợi còn mềm. Lưu ý, càng kéo giãn sợi vải nhiều thì càng có độ dày cùng với đường kính nhỏ. Do đó, sợi Polyester cứng hay mềm là phụ thuộc vào công đoạn này.

Bước 5: Cuốn sợi 

Sợi Polyester được cuộn vào một ống lớn để sẵn sàng sử dụng trong các ứng dụng khác nhau.

Ưu, nhược điểm của vải polyester

Ưu, nhược điểm của vải polyester
Ưu, nhược điểm của vải polyester

Ưu điểm:

  • Độ bền cao, chịu được mài mòn và kéo căng tốt hơn so với nhiều loại vải chất liệu khác.
  • Đàn hồi tốt, có khả năng giữ độ co giãn ban đầu và không nhăn sau khi giặt.
  • Kháng nước, không thấm nước dễ dàng và khô nhanh sau khi tiếp xúc với nước.
  • Chống nhăn và dễ làm phẳng sau khi giặt, giúp quần áo và vật dụng giữ được hình dáng và vẻ ngoài gọn gàng.
  • Dễ bảo quản, không bị mục nát hoặc biến dạng dễ dàng, dễ bảo quản và không cần ủi làm phẳng sau mỗi lần giặt.
  • Có khả năng nhuộm màu tốt với nhiều loại màu khác nhau và giữ màu tốt, không bị phai màu hay ngấm vào quần áo trong quá trình giặt.
  • Chịu được chất tẩy rửa cao, không bị ảnh hưởng ởi nhiệt độ cao, chịu lực tốt, không lo bị hư hỏng vải.
  • Giá thành thấp phù hợp với đa dạng phân khúc người dùng.
Xem thêm:   Đồng hồ nước điện tử là gì? - Tìm hiểu về dòng đồng hồ điện tử

Nhược điểm:

  • Không thoáng khí, khả năng hút ẩm kém nên có thể gây cảm giác nóng và bí bách khi mặc trong điều kiện thời tiết nóng ẩm.
  • Khó thấm hút mồ hôi có thể gây cảm giác ẩm ướt và không thoải mái khi mặc trong hoạt động thể thao hoặc trong môi trường nhiều mồ hôi.
  • So với các loại vải tự nhiên như cotton hoặc tơ, polyester có cảm giác cứng hơn và ít mềm mại hơn.
  • Polyester là một loại vải tổng hợp và không dễ phân hủy trong tự nhiên. Việc xử lý và tái chế vải polyester có thể tạo ra tác động môi trường nếu không được thực hiện đúng quy trình.

Ứng dụng vải polyester

Ứng dụng vải polyester
Ứng dụng vải polyester

Với độ bền, khả năng chống nhăn và kháng nước, vải polyester trở thành một lựa chọn phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp và ứng dụng khác nhau. Dưới đây là một số ứng dụng điển hình:

  • Thời trang, ví dụ như sản xuất quần áo, áo khoác, váy, áo sơ mi, áo thể thao và nhiều loại trang phục khác…
  • Đồ nội thất và trang trí: sản xuất rèm cửa, bọc ghế, ga giường, đệm ghế… nhờ tính chất chống nhăn, kháng nước và độ bền cao.
  • Trong các ứng dụng công nghiệp như lọc, băng tải, lều, túi xách, đồ bảo hộ và đồ ngủ cho ngành công nghiệp và công trình xây dựng.
  • Trong sản xuất quần áo và phụ kiện thể thao như áo thun, quần tập gym, giày thể thao, tất thể thao và túi xách thể thao…. Với tính chất co giãn, thoáng khí và kháng nước.
  • Trong sản xuất đồ bơi, bikini, áo phông du lịch, túi du lịch và balo do tính chất kháng nước và khả năng nhanh khô.
  • Trong sản xuất nội thất ô tô, như ghế, cản trước, trần xe và thảm lót nhờ tính chất bền, dễ làm sạch và chống ẩm, làm cho nó lý tưởng cho môi trường ô tô.

Kết luận

Từ quần áo, đồ nội thất, đến đồ thể thao và trang trí, polyester đã chứng tỏ vai trò quan trọng trong việc đáp ứng nhu cầu thị trường và mang lại sự tiện ích cho cuộc sống hàng ngày. Hy vọng những thông tin chúng tôi chia sẻ ở bài viết trên đây cung cấp được nhiều kiến thức hữu ích cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *