Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm – Tuấn Hưng Phát

Hiện nay, an toàn thực phẩm đang trở thành một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đối với người tiêu dùng trên toàn cầu. Bởi lẽ cùng với sự phát triển của ngành công nghiệp thực phẩm, các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm cũng ngày càng gia tăng. Do đó, việc áp dụng các nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm để đảm bảo chất lượng và an toàn cho người tiêu dùng là rất cần thiết. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu chi tiết về những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm quan trọng nhất, cùng tham khảo nhé.

Quản lý an toàn thực phẩm là gì?

Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

Quản lý an toàn thực phẩm là quá trình kiểm soát, đánh giá, giám sát và đảm bảo chất lượng thực phẩm đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người. Hiểu đơn giản bao gồm các hoạt động liên quan đến sản xuất, vận chuyển, bảo quản, phân phối, và tiêu thụ thực phẩm.

Mục đích của quản lý an toàn thực phẩm giúp thực phẩm được sản xuất, tiêu thụ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và yêu cầu pháp luật liên quan. Từ đó giảm thiểu nguy cơ bị ô nhiễm, nhiễm khuẩn hoặc bị nhiễm các hóa chất độc hại. Đồng thời, còn giúp giảm thiểu tác động xấu đến sức khỏe con người, tăng cường niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm và thúc đẩy phát triển bền vững của ngành thực phẩm.

Hiện nay, quản lý an toàn thực phẩm được thực hiện bởi các cơ quan chức năng, tổ chức và doanh nghiệp liên quan đến ngành thực phẩm. Cụ thể là bộ Y tế, bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, bộ Công thương và Ủy ban nhân dân các cấp vì liên quan đến nhiều lĩnh vực.

Tại sao cần phải quản lý an toàn thực phẩm?

Tại sao cần phải quản lý an toàn thực phẩm?
Tại sao cần phải quản lý an toàn thực phẩm?

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường bên cạnh sản phẩm chất lượng, an toàn cũng không tránh khỏi các sản phẩm giả, nhái, kém chất lượng được các đơn vị, cửa hàng phân phối cho người tiêu dùng. Chính vì thế để đảm bảo an toàn sức khỏe và  thúc đẩy phát triển bền vững của ngành thực phẩm quản lý an toàn thực phẩm là việc làm vô cùng cần thiết. Với các mục đích cụ thể như sau:

  • Bảo vệ sức khỏe con người vì thực phẩm không an toàn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm, từ các bệnh tật do nhiễm khuẩn, độc tố, vi khuẩn đến các bệnh ung thư, bệnh tim mạch, béo phì, tiểu đường…
  • Quản lý an toàn thực phẩm đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm và nhiễm khuẩn, từ đó tăng niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm.
  • Đảm bảo sản phẩm được sản xuất và tiêu thụ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm và yêu cầu pháp luật liên quan, giúp ngành thực phẩm phát triển bền vững và đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường.
  • Đáp ứng yêu cầu pháp luật về an toàn thực phẩm được ban hành để đảm bảo sức khỏe con người và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng.
Xem thêm:   Reducing valve là gì? Tìm hiểu về van điều chỉnh áp suất

Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm
Nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm

Theo điều 3, luật an toàn thực phẩm năm 2010 dưới đây là 6 nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm:

  • Bảo đảm an toàn thực phẩm là trách nhiệm của mọi tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm.
  • Sản xuất, kinh doanh thực phẩm là hoạt động có điều kiện; tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm phải chịu trách nhiệm về an toàn đối với thực phẩm do mình sản xuất, kinh doanh.
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải trên cơ sở quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, quy định do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành và tiêu chuẩn do tổ chức, cá nhân sản xuất công bố áp dụng.
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải được thực hiện trong suốt quá trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm trên cơ sở phân tích nguy cơ đối với an toàn thực phẩm.
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải bảo đảm phân công, phân cấp rõ ràng và phối hợp liên ngành.
  • Quản lý an toàn thực phẩm phải đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm
Trách nhiệm của các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm

Theo quy định, các cơ quan quản lý an toàn thực phẩm bao gồm Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Công Thương, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường. Với trách nhiệm cụ thể như sau:

  • Đảm bảo các sản phẩm thực phẩm được sản xuất, nhập khẩu và tiêu thụ đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn và chất lượng.
  • Đảm bảo các quy định và tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được thi hành đầy đủ và chặt chẽ.
  • Đánh giá các sản phẩm thực phẩm và đưa ra các quyết định liên quan đến an toàn thực phẩm.
  • Giám sát và kiểm tra các doanh nghiệp liên quan để đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn thực phẩm được tuân thủ. Và xử lý các vi phạm liên quan.
  • Đưa ra cảnh báo và cung cấp thông tin cho người tiêu dùng về các vấn đề liên quan đến an toàn thực phẩm.
  • Xây dựng và ban hành các quy định, tiêu chuẩn và hướng dẫn liên quan đến an toàn thực phẩm.
  • Các cơ quan quản lý cần phối hợp với nhau để đảm bảo hiệu quả và sự liên kết trong quản lý an toàn thực phẩm.
  • Cần có chính sách và kế hoạch dự phòng để đối phó với các rủi ro liên quan đến an toàn thực phẩm, đồng thời cần đào tạo và tuyển dụng các nhân viên có trình độ cao để đảm bảo hoạt động của cơ quan được hiệu quả và chất lượng.
Xem thêm:   Các loại van Wonil Hàn Quốc hiện nay

Kết luận

Những nguyên tắc quản lý an toàn thực phẩm trong bài viết ở trên là cơ sở để đảm bảo thực phẩm đang tiêu thụ là an toàn và chất lượng. Tuy nhiên, đây chỉ là bước đầu tiên, để hoàn thiện tất cả mọi người cần cùng nhau tăng cường ý thức về an toàn thực phẩm và đóng góp chung tay để cải thiện và đảm bảo chất lượng thực phẩm ngày càng được nâng cao. Chỉ khi mọi người đều có ý thức và có hành động tích cực, thì một ngày không xa mới có thể yên tâm về an toàn và chất lượng của thực phẩm đang sử dụng hàng ngày.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *