Nước dưới đất: Nguồn tài nguyên vô giá cần được bảo vệ

Nước dưới đất là một nguồn tài nguyên quý giá, đóng vai trò quan trọng trong đời sống con người và sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên, việc khai thác nước dưới đất cần được thực hiện một cách bền vững để bảo vệ môi trường và duy trì nguồn tài nguyên này. Trong bài viết này, Hãy cùng top1van.com tìm hiểu về khái niệm nước dưới đất, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) liên quan đến nước dưới đất, và những vấn đề cần lưu ý khi khai thác nguồn nước này.

Nước dưới đất là gì?

Nước dưới đất là gì
Nước dưới đất là gì

Nước dưới đất, hay còn gọi là nước ngầm, là nước tồn tại trong các lớp đất và đá dưới bề mặt trái đất. Nước dưới đất được hình thành từ quá trình thấm của nước mưa, nước mặt và các nguồn nước khác xuống lòng đất. Sau khi qua các tầng đất giống như các lớp lọc tự nhiên, nước ngầm sẽ có một độ tinh khiết nhất định.

Nước ngầm thường ít bị đục cặn, có nhiệt độ và các tính chất hóa học ổn định. Tuy nhiên, nước ngầm thường chứa một số kim loại như sắt, canxi, mangan,… nên vẫn cần được xử lý trước khi khai thác và sử dụng.

Nước ngầm có thể tồn tại trong các tầng đất, đá và có thể được khai thác để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và cấp nước cho các đô thị. Có thể chiếm tới 40% lượng nước sử dụng trong sinh hoạt và tưới tiêu trên toàn cầu.

Các đặc điểm của nước dưới đất

Cũng như nước mặt hay nước mưa, nước dưới đất cũng là một nguồn nước sạch. Tuy nhiên, sẽ có những đặc điểm riêng như:

  • Nguồn nước sạch tự nhiên: Nước ngầm thường được coi là nguồn nước sạch tự nhiên, vì được lọc qua các lớp đất và đá của vỏ trái đất.
  • Khả năng tích trữ: Nước dưới đất có khả năng tích trữ lớn, giúp duy trì nguồn cung cấp nước trong thời gian dài, đặc biệt trong các mùa khô hạn. Theo số liệu khảo sát của bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tổng khối lượng lưu trữ nước ngầm tại Việt Nam là xấp xỉ 189,3 triệu m3/ ngày đêm, tương ứng khoảng 69 tỷ m3/ năm
  • Chất Lượng: Chất lượng nước dưới đất có thể khác nhau tùy thuộc vào vị trí và điều kiện địa chất. Đất đá mang các thành phần nào thì nước ngầm khu vực đó cũng sẽ có các thành phần đó. Nước ngầm thường chứa rất nhiều kim loại Ngoài ra chất lượng nước ngầm cũng chịu các yếu tố ô nhiễm từ con người.
Xem thêm:   Ứng dụng của đồng hồ lưu lượng và data logger trong quan trắc môi trường

Quy chuẩn Việt Nam (QCVN) về nước dưới đất

Tại Việt Nam, QCVN liên quan đến nước dưới đất có rất nhiều. Tuy nhiên, văn bản mới nhất là QCVN 09:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước dưới đất.

Quy chuẩn này nhằm quy định giá trị giới hạn của các thông số về chất lượng nước dưới đất. Nhằm áp dụng để đánh giá và giám sát chất lượng nguồn nước dưới đất và làm căn cứ để định hướng cho các mục đích sử dụng nước khác nhau.”

“Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường và mọi tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình, cá nhân có các hoạt động liên quan đến chất lượng nước dưới đất trên lãnh thổ Việt Nam.”

Bạn có thể tham khảo chi tiết: https://datafiles.chinhphu.vn/cpp/files/vbpq/2023/3/01-btnmt-qc09.pdf

QCVN 09:2023/BTNMT
QCVN 09:2023/BTNMT

Ngoài QCVN thì cũng có các văn bản pháp luật chính thống khác được nhà nước quy định để quản lý nguồn tài nguyên này như:

  • Thông tư số 75/2017/TT-BTNMT: Quy định về bảo vệ nước dưới đất trong các hoạt động khoan, đào, thăm dò, khai thác nước dưới đất.
  • Nghị định số 54/2024/NĐ-CP: Quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất, kê khai, đăng ký, cấp phép, dịch vụ tài nguyên nước và tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.
  • Thông tư 27/2014 TT-BTNMT: Quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước.

Các quy chuẩn này quy định các thông số kỹ thuật, giới hạn tối đa cho các chất ô nhiễm, đảm bảo nước ngầm được khai thác và sử dụng an toàn.

Khai thác nước dưới đất

Hoạt động khoan giếng
Hoạt động khoan giếng

Tầm quan trọng của khai thác nước dưới đất

Nước dưới đất hay nước ngầm là một nguồn nước sạch tự nhiện, đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực:

  • Nông Nghiệp: Cung cấp nước tưới tiêu cho các cây trồng, đặc biệt trong mùa khô hạn.
  • Công Nghiệp: Nguồn nước phục vụ sản xuất, chế biến và làm mát máy móc.
  • Sinh Hoạt: Cung cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Một số cách khai thác nước dưới đất

Hiện nay việc khai thác nước ngầm tại Việt Nam còn khá hạn chế và thủ công. Khai thác nước dưới đất thường được thực hiện thông qua các phương pháp như:

  • Khai Thác Nước Tự Nhiên: Tận dụng các nguồn nước ngầm tự nhiên như suối ngầm. Đây là cách đơn giản nhất tuy nhiên không chủ động trong việc khai thác.
  • Khoan Giếng: Đây là phương pháp phổ biến nhất, không chỉ được áp dụng trong hộ gia đình mà cũng có thể dùng trong khai thác công nghiệp số lượng lớn. Trước khi khoan giếng cần phải thực hiện quan trắc nước dưới đất, nhắm đánh giá chất lượng và khối lượng nước cũng như đảm bảo đúng pháp luật.
Xem thêm:   PN là gì? Kí hiệu của PN có tác dụng gì?

Những vấn đề cần lưu ý khi khai thác nước dưới đất

Nước dưới đất không chỉ cung cấp nước sạch mà còn có rất nhiều nhiệm vụ quan trọng khác đối với môi trường và hệ sinh thái. Nước ngầm giúp tránh tình trạng sụt lún đất, đặc biệt là trong các khu vực đô thị. Bên cạnh đó còn giúp điều hòa lượng nước trong ao hồ vào những mùa khô hạn.

Vì thế, việc khai thác nước dưới đất cần phải được quản lý chặt chẽ từ nhà nước và ý thức của con người. Một số lưu ý khi khai thác nước dưới đất như:

  • Quản Lý Nguồn Nước: Cần có kế hoạch và quy trình khai thác hợp lý, tuân thủ quy định pháp luật, để tránh tình trạng cạn kiệt nguồn nước.
  • Ô Nhiễm Nguồn Nước: Cần kiểm soát ô nhiễm từ hoạt động sản xuất, xả thải, sinh hoạt để bảo vệ chất lượng nước ngầm.
  • Giảm Thiểu Tác Động Môi Trường: Các hoạt động khai thác nước phải được thực hiện với sự đánh giá về tác động tới môi trường và hệ sinh thái.

Hành động để bảo vệ nước dưới đất

Để bảo vệ và duy trì nguồn nước dưới đất, cần có các biện pháp và quy định cụ thể như:

  • Đánh Giá Tác Động Môi Trường: Thực hiện quan trắc và đánh giá trước khi khai thác để hiểu rõ ảnh hưởng của các hoạt động đến môi trường, nhằm có kế hoạch và thiết kế hệ thống khai thác phù hợp.
  • Tuyên Truyền Giáo Dục: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về tầm quan trọng của nước ngầm và cách bảo vệ nguồn nước.
  • Phát Triển Công Nghệ Tiết Kiệm Nước: Khuyến khích sử dụng công nghệ tiết kiệm nước trong nông nghiệp và công nghiệp.
Bảo vệ nguồn nước dưới đất
Bảo vệ nguồn nước dưới đất

Kết Luận

Nước dưới đất là nguồn tài nguyên quý giá, cần được bảo vệ và khai thác một cách bền vững. Việc nắm rõ khái niệm nước dưới đất, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia (QCVN) và các phương pháp khai thác sẽ giúp chúng ta quản lý nguồn tài nguyên này hiệu quả hơn. Mong rằng thông qua bài viết này, top1van.com đã giúp bạn đã có cái nhìn rõ hơn về nước dưới đất và những vấn đề liên quan đến khai thác và bảo vệ nguồn nước ngầm. Nếu có bất cứ thông tin nào hữu ích hãy để lại ý kiến của bạn bên dưới nhé.

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI TUẤN HƯNG PHÁT

VPGD: Số 11, Liền Kề 37, Khu Đô Thị Phú Lương, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 0984.854.538 – Mr. Công Minh

Email: congminh@tuanhungphat.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *