VAN BI LÀ GÌ? CÁC LOẠI VAN BI, NGUYÊN LÝ, CẤU TẠO VÀ ỨNG DỤNG

I.Tìm hiểu van Bi

1. Van bi là gì?

  Van bi có tên tiếng anh là Ball valve một dạng thiết bị sử dụng viên bi kim loại rỗng có lổ xuyên tâm, dùng để điều tiết lưu chất đi qua cửa van. Quả bóng rỗng, đục lỗ và xoay vòng để kiểm soát dòng chảy qua nó. van được mở khi lỗ của quả bóng trùng với chiều của thân và đóng lại khi nó được xoay 90 độ bằng van tay cầm. Tay cầm nằm thẳng với đường ống khi mở, và vuông góc với đường ống khi đóng nên dễ dàng nhận biết về tình trạng đóng mở của van.

II. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của van Bi

                  

Cấu tạo của van bi gồm các thành phần chính như sau như sau:

  • Thân van: thường được chế tạo từ đồng, inox, gang, thép… Là bộ phận chính để lắp ghép các thành thần chi tiết cấu thành nên van bi.
  • Bi van (đĩa van): có hình cầu và được đục lỗ xuyên tâm, thường được làm từ thép không gỉ có độ cứng cao và độ ăn mòn thấp. Là chi tiết chính trong việc đóng mở van. Bi được cố định bởi gioăng làm kín và trục.
  • Trục của van: là bộ phận kết nối và truyền lực từ tay gạt, tay quay (vô lăng), bộ phận chuyển động tới bi. Trục van được làm từ hợp kim cứng ít bị ăn mòn.
  • Giăng làm kín: bao gồm các gioăng làm kín cho trục van, bi van các gioăng làm kín này được chế tạo từ teflon (PTFE) hoặc cao su chịu lực hoặc các vật liệu mềm. Có tác dụng làm kín các chi tiết cấu thành nên van
  • Tay gạt: là chi tiết dùng để thao tác đóng, mở van, được chế tạo bằng thép hoặc gang. Tay gạt có thể thay thế bằng hộp số và vô lăng ( tay quay) khi sử dụng van trong các đường ống có kích thước và áp suất lớn, bộ chuyền động bằng khí nén (bộ điều khiển khí nén ), bộ chuyền động bằng điện ( bộ điều khiển điện) khi sử dụng trong các hệ thống tự động hóa.
Xem thêm:   8 nguyên tắc quản lý chất lượng mới nhất 2023

Tùy thuộc vào lưu chất, áp suất, nhiệt độ và mục đích mà chúng ta lựa chọn vật liêu, thiết bị chuyền động sao cho phù hợp với nhu cầu sử dụng

2.Nguyên Lý Hoạt Động Van Bi.

           

  – Van bi tay gạt có cấu tạo và cơ chế hoạt động giống với van nút, van xoay. Tất cả chúng đều được điều khiển bằng tay, tự động bằng khí nén và tín hiệu điện.

  – Phần bi có lỗ tròn sẽ được giữ chắc chắn giữa 2 vòng làm kín. Đầu trên cần van là vị trí của tay quay. Khi tay gạt được xoay 90 độ, tương đương với việc van sẽ đóng hay mở, giúp hoặc ngăn cản môi chất qua lỗ của bi. Đây là một ưu thế khiến Van bi tay gạt dễ dàng mở/đóng nhanh hơn các loại van khác. Tay van bi gạt khi van được mở thì nó nằm song song với dòng chảy môi chất. Ngược lại, lúc tay quay vuông góc đường ống cũng là lúc van bi đóng. 

III. Thông số kỹ thuật chung của van bi:

Với mỗi loại van bướm sẽ có thông số kỹ thuật rất riêng biệt, nhưng ở mục này chúng tôi sẽ giới thiệu thông số kỹ thuật chung của van bi :

  • Chất liệu: Đồng, inox 304, inox 316, uPVC, CPVC
  • Kết nối: Kết nối hàn, nối ren trong, nối mặt bích, rắc co
  • Tiêu chuẩn mặt bích: BS PN16, JIS 10K, ANSI class 150
  • Điều khiển: Tay gạt / Điều khiển điện / Điều khiển khí nén
  • Kích thước: 1/2″, 3/4″, 1″, 1-1/4″, 1-1/2″, 2″, 1-1/2″, 2″, 3″, 4″, 5″
  • Áp lực làm việc: 16bar, 25bar, 63bar (order theo yêu cầu)
  • Nhiệt độ làm việc: 0 – 180 độ C (order theo yêu cầu)
  • Xuất xứ: Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc
  • Bảo hành: 12 tháng

IV. Ứng dụng của van bi:

   Van bi được ứng dụng trong hầu hết các hệ thống, tùy chất liệu của van, chúng được sử dụng rất phổ biến trong dân dụng. Các hệ thống dẫn nước gia đình, chúng ta thấy ngay chúng được sử dụng trong vòi nước.

   Các loại van bi đồng được dùng nhiều trong các hệ thống nước sạch, hệ thống nước sinh hoạt và hệ thống PCCC.

Xem thêm:   Cấu tạo của van bướm tay quay

   Van bi inox được dùng nhiều trong các môi chất có tính ăn mòn, các môi chất axit, nước mặn, hóa chất, bazơ. Đặc biệt chúng chịu được áp suất và nhiệt độ cao.

   Van bi nhựa PVC, uPVC, VPVC dùng tốt trong các môi chất chứa nước sinh hoạt, chất ăn mòn, hóa chất. Tuy nhiên loại van này chịu được áp suất và nhiệt độ thấp hơn van bi inox.

Trên đây là các thông tin cơ bản về van bi, một loại van thông dụng và phổ biến nhất hiện nay.

V. Ưu điểm và nhược điểm van bi:

1. Ưu điểm:

  • Van có độ bền rất cao, hoạt động tốt trong nhiều chu trình đóng mở.
  • Có nhiều loại chất liệu sử dụng để sản xuất van nên phù hợp với nhiều môi chất khác nhau.
  • Áp lực làm việc và nhiệt độ làm việc đa dạng, có thể đặt hàng sản xuất theo yêu cầu với các thông số cụ thể.
  • Hoạt động linh hoạt và dễ dàng, điều khiển van đóng mở nhanh chonhs bằng tay gạt.
  • Có thể kết nối van với bộ điều khiển tự động để đóng mở van bằng điện hoặc khí nén.
  • Có nhiều loại van 3 ngã có thể chia nhánh dòng chảy một cách đơn giản, nhanh chóng và chính xác.
  • Có nhiều chuẩn kết nối thông dụng để lựa chọn lắp đặt như: Nối ren, nối hàn hay nối mặt bích.

2. Nhược điểm:

  • Mặc dù van bi được sử dụng nhiều nơi để thay thế van cầu và van cổng nhưng van bi không điều tiết được lưu lượng mong muốn như van điều tiết.
  • Van bi là dòng van đóng nhanh/ mở nhanh chính vì vậy áp suất ma sát giữa thân bi và gioăng làm kín là rất lớn. Bởi vậy những bộ phận này thường dễ bị hư trong quá trình sử dụng.
  • Van bi không dùng được cho môi trường bẩn hoặc đặc sệt. Trong trường hợp môi chất đặc sệt bạn có thể chuyển qua sử dụng loại van cửa hoặc van bướm.

    Công ty Tuấn Hưng Phát chuyên cung cấp các loại van công nghiệp chính hãng Kosaplus của Hàn Quốc, van điều khiển Kosaplus Hàn Quốc và Haitima Đài Loan. Sản phẩm được phân phối độc quyền, đầy đủ chứng chỉ Co/Cq.

Liên hệ ngay Hotline,Zalo: 0862.045.286 để được tư vấn và báo giá

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *