1.Butterfly là gì? Tìm hiểu về van bướm
Butterfly là tên gọi tiếng Anh của van bướm hay còn được gọi với nhiều tên khác nhau như van cánh bướm, van con bướm… là đang nhắc đến van đóng mở có cánh van hình dạng cánh con bướm. Van bướm có cấu tạo khá nhẹ, kết nối nhanh với đường ống bằng nhiều tiêu chuẩn khác nhau như wafer, mặt bích, dạng kẹp, sử dụng điều khiển bằng bộ phận tay kẹp nằm ở đầu van.
Butterfly hiện nay rất thông dụng với ngành nước công nghiệp bới chúng đa dạng về kích cỡ và cấu tạo, hoạt động dễ dàng, nối lắp nhanh, giá thành lại hợp lí. Ngoài ra có thể kết hợp van cánh bướm với các bộ điều khiển để có thể giúp van đạt hiệu quả cao hơn, đóng mở nhanh và thay thế con người điều khiển.
Hiện nay có các loại van bướm như: van bướm tay gạt, van bướm tay quay, van bướm tín hiệu điện, van bướm điều khiển điện, van bướm điều khiển khí nén… sử dụng được hầu hết cho tất cả các loại môi trường và nhà máy công nghiệp.
2.Đánh giá ưu điểm và nhược điểm của van cánh con bướm
a.Butterfly có những ưu điểm gì?
Van có những ưu điểm chính sau đây:
- Đóng mở nhanh, có thể sử dụng được ở 2 chiều dòng chảy
- Cấu tạo đơn giản không quá phức tạp
- Nối lắp nhanh bằng nha đa tiêu chuẩn khác nhau
- Kích thước đa dạng từ các size nhỏ tới lớn
- Vật liệu cấu tạo van bướm thông dụng như inox, gang, nhựa
- Chi phí mua van khá ổn định
b.Những nhược điểm của van bướm
- Điều chỉnh tiết lưu dòng chảy bị hạn chế, góc mở của đĩa van hiệu quả từ 30 đến 90 độ.
- Đĩa van luôn nằm trong môi chất khi van mở hoàn toàn nên dễ bị ăn mòn và hư hỏng trong quá trình sử dụng, khiến tuổi thọ của van giảm
3.Tham khảo thêm các dòng van bướm hiện nay
a.Van bướm tay gạt
Sử dụng phổ biến nhất hiện nay bởi độ linh hoạt của nó, sử dụng hết sức đơn giản chúng ta chỉ cần bóp bộ phận cần gạt ở dưới tay và xoay theo vuông góc với van lập tức cánh van mở ra và đóng lại. Hiện nay van bướm tay gạt có các chất liệu như thân gang cánh inox, toàn thân inox 304, toàn thân nhựa PVC, UPVC, CPVC… tùy thuộc vào môi trường sử dụng để lựa chọn ra sản phẩm phù hợp cho hệ thống nhất.
b.Van cánh bướm tay quay
Khác với tay gạt, tay quay được thay thế vào vị trí đó nhằm mục đích chính là giảm bớt sức lực cho người điều khiển, chính vì thế van bướm tay quay thường được áp dụng cho những kích thước có đường kính từ trung bình cho tới lớn. Van cánh bướm tay quay được sử dụng cho những nhà máy chế biến sản xuất công nghiệp, thủy điện, hồ chứa, tưới trồng và chăn nuôi sản xuất.
c.Van bướm điều khiển điện
Bộ điều khiển điện được thay thế cho kiểu điều khiển thủ công giúp tự động hóa van hơn, đóng mở nhanh hiệu quả. Bộ moter điện hoạt động nhờ nguồn điện có hiệu điện thế 24V, 220V, 380V kết nối trực tiếp với van bướm đóng mở bằng 2 dạng khác nhau đó là on/off 90 độ và tuyến tính bằng nhiều góc độ khác nhau.
d.Van bướm đóng mở bằng khí nén
Tương tự như đầu moter điện, khí nén được thay thế để giúp van đóng mở tốt hơn, đặc biệt hơn dòng này có thời gian đóng mở rất nhanh chỉ từ 3-5s. Van bướm điều khiển khí nén cũng có 2 dạng đóng mở chính là on/off và tuyến tính tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng để có thể chọn ra kiểu đóng mở phù hợp nhất cho mình.
5.Tổng kết về butterfly valve
Bên trên là toàn bộ nội dung giới thiệu về buttefly – van bướm ưu điểm, nhược điểm và một số loại van bướm đặc trưng. Bạn đọc có thắc mắc gì xin gửi về liên hệ: 0967.249.266 hoặc gmail: son@tuanhungphat.vn
Nguồn: top1van.com