Van bướm là loại van được sử dụng để đóng mở các loại chất như ở dạng lỏng, dạng khí hoặc sệt. Chúng được gọi là van bướm vì cánh van của chúng có dạng như đôi cánh bướm nên người ta đặt cho cái tên dễ nhớ là van bướm hoặc van cánh bướm.Bài viết hôm nay chúng tôi muốn giới thiệu tới các bạn đọc một số kiến thức về các lỗi thường gặp phải khi sử dụng van bướm và cách bảo trì bảo dưỡng van bướm hiệu quả trong thời gian sử dụng và lắp đặt.
Van bướm hiện nay có rất nhiêu loại, có thể phân loại chúng dựa trên nhiều cơ sở khác nhau như cấu tạo của van, dạng điều khiển, xuất xứ hoặc là sử dụng cho môi tường khác nhau nhưng suy cho cùng mục đích chính của van cũng là để điều khiển tiết lưu và kiểm soát dòng chảy trong hệ thống đường ống.
Lỗi van bướm không điều khiển được
Đây là một lỗi khá cơ bản mà người sử dụng nào cũng mắc phải trong quá trình sử dụng. Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm trong ngành van nước công nghiệp chúng tôi có thể xác định được ra các nguyên nhân chính như sau:
-Do cánh van bị kẹt: lỗi do cách van bị kẹt được xem là nguyên nhân chủ đạo, trong quá trình sử dụng có thể các loại rác thải hoặc lưu cất đi qua đường ống đã bị vướng lại và trong thời gian dài dẫn đến tắc nghẽn, nước không chảy qua được khiến chúng ta không thể điều khiển van đóng mở bình thường.
-Do bộ phận điều khiển bị hỏng: tùy thuộc vào loại điều khiển mà chúng ta đang sử dụng, đối van van bướm cơ được áp dụng bằng tay gạt và tay quay vô lăng khi sử dụng thời gian dài sẽ bị khô khớp nối, nước ngấm vào gây rỉ sét và khó điều khiển cho người sử dụng. Còn dạng điều khiển bằng điện hoặc khí chúng ta phải bóc tách từng chi tiết mới có thể tìm ra nguyên nhân chính.
Lỗi van bướm bị rò rỉ lưu chất ra bên ngoài môi trường
Đối với lỗi van bướm bị rò rĩ chất ra ngoài môi trường thì đây được xác định khả năng nhiều nhất là bộ phận làm kín hay còn gọi gioăng cao su đã bị rách hoặc bị hở. Các nguyên nhân chính ở đây được nhắc đến là do khi lắp đặt sai kũ thuật dẫn đến kẹt gioăng cao su, sử dụng môi trường nước nóng gioăng bị co lại hoặc cũng có thể trong thời gian dài gioăng đã bị rách và ăn mòn.
Ngoài ra vẫn có trương hợp van đã ở trạng thái đóng hoàn toàn nhưng vẫn phát hiện lưu chất bị trào ngược lại phí sau đây cũng được xem là do gioăng không được kín và cánh van chưa khép kín hoàn toàn. Để có thể sử lí được các lỗi trên chúng ta bắt buộc phải tháo van ra khỏi hệ thống để kiểm tra và tìm ra nguyên nhân khắc phục.
Lỗi van bướm gây tiếng ốn lớn
Nếu hệ thống van bướm của bạn đang trong quá trình vận hành mà phát ra tiếng ồn lớn hơn mức bình thường. Thì có thể do chưa lắp đặt van vào hệ thống một cách chắc chắn, chưa siết chặt bu lông và đai ốc khiến các bộ phận của van lỏng lẻo, bị va và đường ống nên gây ra tiếng ồn.
Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể là do các bộ phận của van như trục van, đĩa van bị mài mòn sau một thời gian dài sử dụng. Hoặc do góc đóng mở của van, có thể môi chất va đập vào gây ra tiếng kêu to, thủy kích.
Cách khắc phục: Tiến hành kiểm tra các vị trí kết nối, bu lông, đai ốc và siết chặt lại tất cả. Nếu do các bộ phận bị ăn mòn thì phải mở van ra khỏi hệ thống và kiểm tra, thay thế. Nếu do góc đóng mở thì kiểm tra xem loại van đó có phù hợp với điều kiện môi trường và thay thế nếu cần thiết.
Lỗi hư hỏng thân van
Hư hỏng thân van xuất hiện nhiều khi van đã có tuổi thọ cao và được sử dụng lâu năm, đây được coi như lỗi cơ bản thường thấy khi tuổi tác của van đã cao. Các cách nhận biết là van đã bị biến dạng nhiều do tiếp xúc với môi trường làm việc, điều khiển van có cảm giác nặng nè và khó khăn hơn lúc trước.
Đối với trường hợp trên chúng ta chỉ còn cách là thay thế van cũ bằng một sản phẩm van bướm hoặc các loại van đóng mở khác để hệ thống lại tiếp tục đi vào hoạt động an toàn và hiệu quả nhất có thể.
Xem sản phẩm thay thế tốt nhất: Van bướm inox
Hướng dẫn cách bảo trì và bảo dưỡng van bướm trong quá trình sử dụng
Để có một sản phẩm tốt và sử dụng bền cùng với thời gian chúng ta phải biết bảo dưỡng và bảo trì chúng một cách định kì hiệu quả. Sau đây là các bước chuẩn bị và thời gian cụ thể bảo trì van bướm định kì.
Khâu chuẩn bị
Các dụng cụ khi kiểm tra bảo trì van bướm bao gồm:
- Các dụng cụ để vặn, siết như: Cờ lê, mỏ lết… Cần chuẩn bị đầy đủ dụng cụ tháo lắp để có thể tháo van một cách dễ dàng nhất.
- Van thay thế hoặc các linh kiện dùng để thay thế cho van: nếu gặp trường hợp van đã kém chúng ta có thể thay thế bằng một sản phẩm mới để hiệu quả trong đóng mở van. Còn nếu có thể thay thế linh kiện có thể áp dụng được với bộ phận điều khiển van.
- Đặc biệt là những linh kiện thường xảy ra hư hỏng: Dầu bôi trơn, rẻ lau, bu lông, đai ốc, gioăng mặt bích, tay vặn….
- Đối với van nhựa thì cần chuẩn bị thêm cả keo dán.
Dựa trên nhiều yếu tố sử dụng mà thời gian kiểm tra van định kì có thể thay đổi khác nhau, đối với sử dụng cho các môi trường nước thải chúng ta có thể tăng thời gian kiểm tra cánh van từ 3 đến 6 tháng vì dễ bị vướng mắc rải thải còn với các loại môi trường khác như axit loãng thì có thể kiểm tra định kì từ 6 tháng đến 1 năm.
Vì sao cần phải bảo trì van bướm
Như những gì chúng ta đã nói ở trên việc có bảo trì van cũng khá quan trọng trong quá trình sử dụng và cụ thể như sau:
- Đảm bảo cho toàn bộ hệ thống của mình hoạt động liên tục, duy trì hiệu quả hoạt động trong thời gian dài
- Là phương án hạn chế tối đa những sự cố lớn: chỉ từ 1 thiết bị hư hỏng ảnh hưởng đến toàn bộ hoặc bộ phận thiết bị khác trên hệ thống.
- Tiết kiệm tối đa chi phí sản xuất: có thể bị hao hụt lưu chất, tổn hao nhân lực, vật lực để khắc phục sự cố.
- Tăng tính chủ động trong vận hành và thay thế thiết bị. Từ đó giảm thời gian đi khắc phục sự cố, giảm khả năng hệ thống đình chệ do hư hỏng bất ngờ.
- Giảm một cách đáng kể tình trạng hỏng hóc, giảm chi phí thay thế thiết bị.
- Nâng cao hiệu quả kinh tế của toàn hệ thống.
Tổng kết về van bướm
Bài viết trên chúng tôi đã khái quát một số nội dung và lỗi thường gặp ở van bướm, toàn bộ nội dung trên được chúng tôi đúc kết được qua nhiều năm cung cấp bạn đọc nếu chưa hiểu chỗ nào có thể liên hệ cho chúng tôi trực tiếp qua số zalo: 0967.249.266