Tìm hiểu công suất điện là gì?
Công suất điện hay còn gọi công suất dòng điện là một loai công suất tối đa có được từ nguồn điện hoặc khả năng truyền tải điện năng tối đa của thiết bị điện. Công suất từ trong lưới điện có nhiều cách sử dụng như sau:
- Công suất bảng tên cho tài nguyên phát là sản lượng tối đa của nó, được đo bằng megawatt (MW). Công suất trên bảng tên dựa trên quyết định của nhà sản xuất về công suất megawatt tối đa mà máy phát điện có thể tạo ra mà không vượt quá giới hạn thiết kế.
- Khả năng tin cậy là lượng công suất tính bằng MW mà một nguồn cung cấp (sản xuất, đáp ứng nhu cầu, hiệu quả năng lượng hoặc lưu trữ) có thể cung cấp một cách đáng tin cậy trong thời gian nhu cầu cao điểm của hệ thống. Thường chỉ được gọi là “công suất”, đây là một sản phẩm được mua bán trong các thị trường năng lượng bán buôn.
- Công suất thành phần, được đo bằng kVA, là lượng điện tối đa mà một thành phần điện có thể truyền tải một cách an toàn. Ví dụ về công suất thành phần chính trong lưới điện bao gồm đường dây tải điện, đường dây phân phối, máy biến áp và các thiết bị đường dây khác.
Tìm hiểu các công thức tính dòng điện 1 chiều
Công suất điện của dòng điện 1 chiều qua một đoạn mạch là công suất tiêu thụ điện năng của đoạn mạch đó và có trị số bằng điện năng mà đoạn mạch tiêu thụ trong một đơn vị thời gian nhất định. Hay nói cách khác là bằng tích hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch và cường độ dòng điện chạy qua đoạn mạch đó.
Ta có:
Kí hiệu của dòng điện P – viết tắt là đơn vị W
Công thức tính áp suất dòng điện: P=A.t=U.I
Trong đó:
Kí hiệuU: hiệu điện thế (V)
Kí hiệu I : cường độ dòng điện (A)
Kí hiệu t: thời gian (s)
Công thức tính dòng điện xoay chiều
Công suất tính dòng điện xoay chiều là đại lượng vật lý đặc trưng cho tốc độ thực hiện công (năng lượng điện tiêu thụ) của mạch điện xoay chiều. Trong mạch điện xoay chiều, các thành phần tích lũy năng lượng như cuộn cảm và tụ điện có thể tạo ra sự lệch pha của dòng điện so với hiệu điện thế.
Đọc thêm về : chất dẫn điện
Công thức tính công suất điện xoay chiều tóm tắt như sau:
P=UICos(φu−φt) = UICosφ
Trong đó:
Kí hiệu P: Công suất của mạch điện xoay chiều (W)
Kí hiệu U: Điện áp hiệu dụng giữa 2 đầu mạch điện xoay chiều (V)
Kí hiệu I: Cường độ hiệu dụng trong mạch điện xoay chiều (A)
Kí hiệu Cosφ: Hệ số công suất
Công suất tính dòng điện 3 pha
Dòng điện ba pha thường được sử dụng cho các loại máy móc công nghiệp cỡ lớn như máy giặt công nghiệp, máy rửa xe, máy hút bụi công nghiệp, máy nén khí công nghiệp… chính vì thế, lượng điện tiêu thụ của những thiết bị này khá lớn.
Mỗi một máy công nghiệp sử dụng nguồn điện 3 điện đều có team dán kiểm định cùng các thông số mức tiêu thụ điện ngay ở thân máy. Mỗi dòng máy khác nhau đều có thông số khác nhau nên để có thể tính toán công suất tiêu thụ điện 3 pha ta làm như sau:
Để có cách tính công suất tiêu thụ điện 3 pha ta có công thức như sau:
P = (U1xI1 + U2xI2 + U3I3) x H
Trong đó :
H là thời gian tính bằng giờ,
U là điện áp
I là dòng điện
Ngoài ra, công suất tiêu thụ của bóng đèn được tính như sau:
P=UxIxH
Thông thường thì chúng ta thấy trên đồng hồ là chỉ số P(KWh)
Ví dụ về công suất dòng điện có trong thiết bị sử dụng
Giá trị công suất điện dòng điện thể hiện trong các thiết bị điện thường thấy là giá trị công suất tiêu thụ của thiết bị đó, chúng ta có thể tham khảo và nắm bắt rõ ràng các thông số.
Hiện nay, cơ quan quản lý năng lượng đã và đang bắt buộc các nhà sản xuất thiết bị điện dân dụng đều phải dán nhãn năng lượng cho thiết bị của mình. Ví dụ có thể thấy ở những cái quạt cây, ti vi, tủ lạnh, điều hòa hoặc máy giặt… Nhãn này biểu thị mức độ tiêu hao công suất điện của thiết bị. Nhãn có 5 sao, càng đánh giá nhiều sao thì thiết bị càng tiết kiệm điện và ngược lại.
Một số cách sử dụng tiết kiệm nguồn năng lượng điện tại nhà
Hiện nay tại các hộ gia đình không thể thiếu được các thiết bị hoạt động bằng điện để giúp ích cho chính cuộc sống của chúng ta, chính vì nhu cầu ngày càng cao khiến nguồn năng lượng điện hiện nay bị hao hụt mạnh và nếu cứ tiếp tục như vậy sẽ làm hao mòn dần, đến một ngày chúng ta sẽ cạn kiệt nguồn năng lượng đó.
Chính vì vậy chúng ta phải biết tiết kiệm điện ngay từ ngày hôm nay bằng những cách nhỏ nhất khi sử dụng các vật dụng trong nhà như:
- Tiết kiệm điện của tủ lạnh: bằng cách vănh nhỏ công suất làm lạnh có ở ngăn mát tủ lạnh, tiết kiệm tối đa thời gian hoạt động của máy nén giúp tiết kiệm điện hoặc có thể giảm bớt thời gian đóng mở cửa tủ.
- Tiết kiệm điện ở điều hòa: Với thời tiết nắng nóng mỗi gia đình chúng ta đều phải sắm thiết bị điều hòa không khí, để tiết kiệm điện cho thiết bị này chúng ta nên để nhiệt độ ở mức vừa phải không nên cho ở mức lạnh sâu và giảm tốc độ quạt gió của điều hòa
- Tiết kiệm điện cho máy nước nóng: Vào mùa đông chúng ta phải sử dụng thiết bị làm ấm nước mất khá nhiều nguồn điện, để có thể giảm chi phí năng lượng khi bật máy nước nóng nên cho nhiệt độ tăng lên từ từ sẽ giảm bớt khá nhiều nguồn năng lượng tiêu hao.