Hướng dẫn lựa chọn van điện từ

Hello xin chào các bạn, lại là mình đây. Vannuoccongnghiep.net hôm nay xin chia sẽ tới các bạn độc giả về bí quyết và hướng dẫn lựa chọn van điện từ để sử dụng phù hợp cho hệ thống của mình nhé! Mời các bạn tham khảo nội dung dưới đây để biết thêm thông tin chi tiết!

1.Hướng dẫn lựa chọn van điện từ

Như các bạn đã biết về van điện từ ở những bài viết trước chúng tôi, hôm nay các bạn sẽ được tham khảo nội dung về hướng dẫn lựa chọn van điện từ để sử dụng hợp lí. Trước tiên tôi xin nhắc lại khái niệm van điện từ là gì? Van điện từ là dòng van được sử dụng để đóng hoặc mở lưu chất có trong đường ống dẫn, hoạt động hoàn toàn tự động bằng cuộn coil điện điều khiển van, dòng điện sử dụng bằng 24v và 220v gần gũi với con người.

Van điện từ

Van điện từ có rất đa dạng từ kích cỡ cho đến cấu tạo, mỗi loại van đều có thể sử dụng cho với công dụng chung nhưng nếu chúng ta chưa nắm rõ thông số kỹ thuật cũng như không biết sử dụng đúng cách sẽ khiến van nhanh hỏng và không phát huy được hết tác dụng của nó đem lại.

Vì vậy bài viết này chúng tôi sẽ chia sẽ kinh nghiệm cho các bạn về cách lựa chọn van điện từ hợp lí. Chúng ta vào mục 2:

2.Lựa chọn kích cỡ van điện từ

Đối với dòng van điện từ hiện nay có các dẫy kích cỡ từ DN15 – DN200, mỗi loại sẽ có đường kính lắp đặt riêng cho những phi ống có kích thước tương đương. Kết nối của van điện từ có 2 dạng chính là dạng nối ren và nối bích, 2 kiểu này có cách lắp đặt hoàn toàn khác nhau.

Van điện từ phi21-phi27-phi34

Với kiểu lắp ren van sẽ có kích thước từ DN15 – DN50 và mặt bích từ DN50 – DN200, việc lựa chọn đúng kích thước của van sẽ giúp chúng ta hoàn thiện nhanh chóng khâu lắp đặt van, sử dụng chắc chắn và không bị hở hoặc rò rĩ lưu chất ra bên ngoài môi trường.

Xem thêm:   Phương pháp xử lý nước thải bằng vi sinh vật

Các kiểu kích thước của van điện từ tương ứng với phi ống như sau:

  1. Van điện từ DN15 – PHI 21MM
  2. Van điện từ DN20 – PHI 27MM
  3. Van điện từ DN25 – PHI 34MM
  4. Van điện từ DN32 – PHI 42MM
  5. Van điện từ DN40 – PHI 48MM
  6. Van điện từ DN50 – PHI 60MM
  7. Van điện từ DN65 – PHI 73MM
  8. Van điện từ DN80 – PHI 90MM
  9. Van điện từ DN100 – PHI 114MM
  10. Van điện từ DN125 – PHI 141MM
  11. Van điện từ DN150 – PHI 168MM
  12. Van điện từ DN200 – PHI 219MM

3.Lựa chọn van điện từ theo kiểu dạng đóng mở

Van điện từ có 2 kiểu đóng mở là dạng thường đóng kí hiệu là NC và thường mở kí hiệu là NO, mỗi loại xó vẻ bề ngoài không khác nhau là nhiều nhưng cấu tạo bên trong và nguyên lí hoạt động lại hoàn toàn trái ngược nhau.

Van điện từ dạng thường đóng - thường mở

Với van NC chúng luôn ở trạng thái thường đóng tức cánh của van luôn luôn chặn chỉ khi chúng ta cấp nguồn điện đi vào thì van mới đổi trạng thái sang mở và duy trì đến khi ngắt điện, còn với van NO lại hoàn toàn ngược lại.

Với việc nắm bắt rõ từng nguyên lí hoạt động của từng loại sẽ giúp chúng ta có thể dễ dàng lựa chọn được kiểu dạng van thích hợp sử dụng cho hệ thống của mình.

Các loại van điện từ kiểu dạng đóng mở:

  1. Van điện từ thường đóng
  2. Van điện từ thường mở

4.Lựa chọn van điện từ theo điện áp

Điện áp của van đang được sử dụng có 2 dòng điện thông dụng là điện 1 chiều và điện xoay chiều tức 24VDC và 220VAC, mỗi loại điện sẽ có nguồn điện cung cấp khác nhau, tôi đã từng bắt gặp nhiều khách hàng không chú ý tới điều này dẫn đến mắc sai lầm dẫn đến cháy van nguy hiểm cho người sử dụng và tốn kém chi phí mua van.

Van điện từ điện áp 24VDC - 220VAC

Để muốn biết rõ van đang sử dụng nguồn điện nào chúng ta có thể nhờ bên kỹ thuật bán hàng nhờ họ tư vấn giúp còn một cách khác đó là chúng ta sẽ tự quan sát trên team dán ở bộ phận đầu van sẽ có kí hiệu rõ ràng về 2 nguồn điện này.

Các loại điện áp van điện từ:

  1. Van điện từ 24VD
  2. Van điện từ 220VAC

5.Lựa chon van theo chất liệu cấu tạo

Cấu tạo của van cũng rất quan trọng trong việc lựa chọn van, hiện nay thân van có cấu tạo từ các hợp chất như: inox, đồng, gang và nhựa. Mỗi loại sẽ có màu sắc và ngoài hình riêng nếu chúng ta không có kiến thức sẽ khó lòng nhận biết được.

Xem thêm:   Hệ thống quan trắc nước thải - Tuấn Hưng Phát

Đối với các chất liệu van được nhà sản xuất tách riêng biệt với mục đích chính là để chúng sử dụng cho những môi trường làm việc riêng. Ví du:

Van điện từ đồng được sử dụng đa dạng cho các môi trường nước sạch, chất lỏng dạng nguội, các hệ thống hơi, khí, ga, chất đốt…chịuđược nhiệt độ từ 0 – 120 độ C và áp suất 8bar.

Van điện từ inox có tính chất bền, cứng chịu được nhiệt độ và áp suất khá cao, 0 – 180 độ C và 10 – 16bar, ngoài ra inox còn có thẻ chịu ăn mòn và và axit khá tốt nên van được sử dụng cho câc ứng dụng ăn mòn, nhiệt độ cao như lò hơi, máy sấy…

Van điện từ nhựa được làm từ nhựa PVC, UPVC, CPVC tùy chúng chịu nhiệt kém nhưng lại chống ăn mòn tốt, giá thành rẻ chuyên áp dụng cho nước muối, nước biển, bazo…

Van điện từ chất liệu inox 304

Các loại chất liệu van:

  1. Van điện từ inox
  2. Van điện từ đồng
  3. Van điện từ nhựa
  4. Van điện từ gang

6.Lựa chọn van điện từ theo xuất xứ

Và cuối cùng chúng ta nên lựa chọn theo xuất xứ của van, hiện nay ở châu Á có rất nhiều thương hiệu tốt sản xuất van điện từ, mõi hãng đều cho ra đời những sản phẩm chất lương nhất. Tuy nhiên cũng có hãng tốt và hàng trung bình, nên việc lựa chọn hãng sản xuất cũng rất quan trọng. Sau đây là những hãng sản xuất tiêu biểu của ngành van điện từ hiện nay:

Van điện từ xuất xứ Đài Loan

  1. Van điện từ Yongchuang Đài Loan
  2. Van điện từ Unid Đài Loan
  3. Van điện từ TPC Hàn Quốc
  4. Van điện từ SMC Nhật Bản
  5. Van điện từ Aritac Đài Loan
  6. Van điện từ ODE Ytalia

7.Tổng kết hướng dẫn lựa chọn van điện từ

Trên đây là toàn bộ nội dung về hướng dẫn lựa chọn van điện từ của chúng tôi, mong rằng nhờ những kiến thức của chúng tôi có được sẽ giúp được ít nhiều cho các bạn trong lúc lựa chọn mua sản phẩm van điện từ về sử dụng.

Nếu bạn đọc vẫn còn thắc mắc về van diện từ hoặc các loại van công nghiệp đóng mở khác có thể liên hệ về hotline: 0967.249.266 hoặc truy cập vào website: vannuoccongnghiep.net. Trân trọng!!!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *